Trường Ca 40 Năm

ngày 2.05.19

40 Năm


Trường Ca 40 Năm
(bài viết dựa vào một số tài liệu đáng tin cậy được phổ biến trên net)

40 Năm!
Nước mất, nhà tan, làm thân viễn xứ
bạn bè đứa mất, đứa còn
tản lạc muôn phương
có bao nhiêu người muốn xa lánh quê hương?
và bao nhiêu người khác muốn vùi thây nơi đất khách?
40 năm đã cạn lời than trách
đã mệt nhoài với ước vọng tương lai
hơn nửa đời người còn được mấy ai
còn đủ sức mưu tìm con đường cứu nước

40 năm rồi nhưng không thể nào quên được
cuối tháng tư năm một-chín-bảy-lăm
ngày mà đất-trời-người hết thảy hờn căm
dân nam Việt chịu trăm điều thử thách
30/4/75 – ngày ma hờn quỷ trách
khi xe tăng bắc quân nghiến nát đường phố thành đô
ủi sập cổng Dinh Độc Lập trước những tiếng tung hô
của giới trí thức nửa vời
được phụ họa bởi lũ trở cờ
bởi phường cơ hội
40 năm chúng vui cuồng sống vội
“vào vơ vét về “ (1) cả sợi chỉ cây kim
hết chiến tranh rồi cả nước lạc hậu, đói khổ triền miên
trong hạnh phúc của thiên đường xã hội chủ nghĩa
ôi tự do khi đi cầu, đi ỉa
cũng phải xin giấy, xin tờ của thủ trưởng, bí thư
đỉnh cao trí tuệ ư
chỉ rao giảng những giáo điều tà mỵ
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Cu Ba để “chia phiên thức ngủ
đặng “canh giữ hòa bình cho thế giới… Cộng nô”
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mặt lớn tai to:
quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân ráng chịu
chứ biết ai mà níu
kỷ luật ai bây giờ

Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam nói như một gã khờ:
nếu không giáo dục cháu con rưng rưng khi hát quốc ca
thì đất nước sẽ không thể nào giàu mạnh

Trưởng phòng giáo dục Trần Hữu Vĩnh là một tên vô hạnh:
việc bỏ thuốc ngủ cho học trò mầm non bớt quậy phá
xảy ra rất thường, đâu là vấn đề lớn lao mà làm lớn chuyện

Chủ tịch Trương Tấn Sang hành xử như phường vô sĩ diện:
vấn đề chủ quyền… năm nay không xong thì chờ sang năm tới;
mười năm này không được thì chờ đến mười năm, hai chục năm sau

trong khi giặc Bắc phương luôn là một nỗi đau
mà Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh lại bố láo:
quan hệ Việt Trung vẫn muôn đời tốt đẹp
hãy lắng nghe Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng bảo vệ thực vật:
khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc vẫn an toàn
Và bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói ngon
Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi,
không bao giờ dại cho vào bệnh viện trung ương điều trị

Quốc Sư, Triết gia Cách mạng Vũ Khiêu quả là phường vô liêm sỉ
99 tuổi đầu còn khoái ôm hôn người đẹp Kỳ Duyên
lại viết tặng câu đối rẻ tiền (2)
bị báo chí mang lên bàn cưa mổ
vì bác đảng xem ông ta là biểu tượng văn hóa của chế độ
(ôi chế độ của lũ nửa ngợm, nửa người, nửa khỉ, nửa đười ươi)
đọc lời khen của quốc sư mới thật buồn cười
trong “nỗ lực sửa Truyện Kiều” của ngài kỹ sư Minh Xuân họ Đỗ (3)

Ôi đất nước, dân tộc của tôi qua 40 năm cơ khổ
dưới sự dắt dìu của đám quan quyền tiêu biểu nêu trên.
tôi bỗng bật cười như một gã điên
khi nhớ lại câu viết của bà nhà văn Dương Thu Hương dạo nọ:
một chế độ văn minh đã thua cho một chế độ man rợ
(bà đã ngồi khóc ở vỉa hè Saigon khi tiến chiếm thủ đô.)
tôi cũng muốn khóc thật to
vì biết mình bất lực trên đường chiều nhạt nắng
chân đã mỏi
miệng toàn mật đắng
nhớ lại một thời lối gió đường mây

mùa tháng tư 2015

Chú thích:
(1) Trích “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức: “Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giời văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dầy, Thép Đã Tôi Thế Đấy. Những chiếc máy Akai, radio cassette, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.

(2) Câu đối của nhà Triết học Việt cộng: “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc; Vân tưởng y thường hoa tưởng dung.” Đã chôm nguyên câu thơ của Lý Bạch, trong bài thơ “Thanh Bình điệu”: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”

(3) Trích một bài viết trên Internet “Chữa” truyện Kiều
Năm 2012 Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin phát hành “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng”, do Kỹ sư Đỗ Minh Xuân… khảo dịch.
“Khảo dịch” ở đây tức là tức dịch từ tiếng Việt hay Hán-Việt của Nguyễn Du sang… tiếng Việt của Đỗ Minh Xuân.
Thực chất của việc “khảo dịch” này chính là “tra khảo” khi anh ta bôi sửa trên 1,000 từ ngữ của truyện Kiều. Vì là thơ nên sửa một từ sai lạc sẽ làm què cả câu thơ, mà Đỗ Minh Xuân đã sửa cả ngàn chữ sai lạc tức nhiên ông đã làm què đến 1/3 truyện Kiều.
Trang nào của Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư này tra khải để “dịch sang tiếng Việt phổ thông” viện cớ “vì ngày nay người đọc Truyện Kiều không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương”, vì “chữ nghĩa của Truyện Kiều rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh” do đó phải sửa lại cho hợp!

Công trình “sửa lại cho hợp” của Đỗ Minh Xuân, Vũ Khiêu viết lời tựa rất trang trọng, trong có đoạn: “Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hoá Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Nhưng cụ thể thì viên kỹ sư này đã “khảo dịch” như thế nào mà Vũ Khiêu tán tụng đến thế? Xin trích ngay mấy câu đầu:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Nguyên thủy, cái câu bị ông khảo dịch thành “Mỗi người thứ có thứ không” là “Lạ gì bỉ sắc tư phong”, ngụ ý không ai hơn ai, cái kia kém thì cái này hơn”.
Có rất nhiều thí dụ như vậy, xin nêu ra vài câu:
Câu “Xăm xăm đè nẻo Lam kiều lần sang” thì được “khảo dịch” thành “Đánh liều đè nẻo Lam kiều lần sang”.
“Thời trân thức thức sẵn bày” = “Quả ngon thức thức xách tay”.
“Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều” = “Buồng đào nơi tạm khoá Xuân hai Kiều
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay / Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương”= “Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay / Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
“Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương’ = “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương”!

Đứng ra bảo chứng cho một kẻ ngô nghê, ngớ ngẩn như tác giả, Vũ Khiêu cũng là một kẻ ngô nghê hết chỗ nói!


« TRANG NHÀ »